Thứ Ba, 24 tháng 9, 2013

toi va bai thuoc 1 Công dụng của tỏi và bài thuốc
Tỏi là cây thuốc dân gian rất quý

Tỏi và các công dụng tuyệt vời

- Giúp trẻ hóa tế bào, chống lão hóa, trị mụn, dưỡng da trắng mịn, giúp tóc nhanh mọc và móng chắc khỏe là những tác dụng làm đẹp kỳ diệu từ củ tỏi.
- Ngoài những tác dụng đề kháng, tiêu độc, chống ung thư, chống viêm nhiễm, tăng cường sinh lực giúp cơ thể cường tráng… tỏi còn được biết đến như một vị thuốc kỳ diệu cho nhan sắc. Tỏi có tác dụng làm tăng tuần hoàn máu, tăng lượng hồng cầu trong máu, giúp sản sinh thêm lượng máu tươi mới trong cơ thể, làm trẻ hóa tế bào, chống lão hóa, duy trì sức khỏe và sự trẻ trung.
Chống lão hóa: Tỏi có tác dụng tăng cường bài tiết hormone, tăng sức sống cho tế bào và thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào mới giúp da đẹp hơn.
Cách dùng: Cho tỏi vào nước nấu đến khi đặc quánh rồi thêm chút mật ong. Mỗi ngày uống một thìa nhỏ dung dịch này, dùng trong thời gian dài có tác dụng chống lão hóa, hạn chế hình thành nếp nhăn.
Giúp da trắng mịn: Chất alicine trong tỏi có tác dụng khử trùng, bảo vệ tế bào da, tăng cường sức đề kháng, hạn chế sự phát triển của vi khuẩn, giúp da trắng mịn.
Cách dùng: Cho 6 nhánh tỏi vào trong một chén mật ong, phơi trong bóng tối tránh ánh sáng mặt trời 2-3 tháng. Dùng hỗn hợp này đắp mặt nạ giúp da luôn sạch và trắng mịn.
Trị mụn: Nhiều người không thích tỏi vì mùi khó chịu nhưng đó chính là một thành phần có tác dụng trị mụn hiệu quả. Sở dĩ tỏi có khả năng trị mụn là nhờ chất sulphur hoạt tính có tính chất kháng sinh tự nhiên.
Để trị mụn, bạn có thể lựa chọn một trong những công thức thực hiện sau:
- Đơn giản nhất để chăm sóc da, làm giảm mụn là cắt đôi nhánh tỏi rồi thoa trực tiếp lên vùng da bị mụn. Chú ý không nên để tỏi sống trên da quá lâu vì thành phần hoạt chất sulphur có thể làm bỏng da. Tuy nhiên, để tăng cường hiệu quả chăm sóc da của tỏi tươi, bạn có thể băm nhuyễn tỏi, thêm một chút nước để có hỗn hợp sền sệt để thoa lên vùng da bị mụn, xoa nhẹ nhàng trong khoảng 3 phút rồi rửa sạch.
- Trộn nước ép của hai nhánh tỏi với dấm rượu táo (liều lượng tương đương). Khuấy thật đều sau đó rửa mặt thật sạch. Dùng bông gòn thấm hỗn hợp này lên vùng da bị mụn trứng cá. Việc kết hợp giữa tỏi và dấm giống như một “liều thuốc kháng sinh” chống viêm nhiễm, chống sự xâm nhập của vi khuẩn gây nên mụn trứng cá trên da. Đặc biệt dấm rượu táo còn có tác dụng cân bằng độ pH cho da.
- Để “trị” những nốt mụn đầu đen, dùng: hai nhánh tỏi đập dập hoặc xay nhuyễn, một thìa bột yến mạch, một giọt tinh dầu trà xanh, 2-3 giọt nước cốt chanh, một thìa mật ong. Trộn đều thành phần này với nhau và đắp lên vùng da bị mụn đầu đen trong khoảng 2 phút rồi rửa sạch. Thực hiện mỗi ngày một lần, liên tục trong ba ngày.
- Ăn tỏi sống cũng có tác dụng trị mụn (nhưng có thể gây khó chịu cho dạ dày). Mỗi ngày, ăn 2-3 nhánh tỏi sống liên tục trong khoảng 3 tháng sẽ giúp làm thanh lọc máu. Quá trình thanh lọc này sẽ cải thiện mức độ oxy được vận chuyển đến da, kết quả là giúp làn da phòng và trị mụn tốt hơn.
Bảo vệ bộ móng: Những rắc rối thường gặp nhất với bộ móng là móng giòn, dễ gãy khiến bạn khó “làm điệu”. Muốn nuôi dưỡng bộ móng chắc khỏe hơn hãy dùng tỏi tươi cắt qua lớp bề mặt, sau đó chà xát lên móng tay nhiều lần, móng sẽ khỏe và ít gãy hơn.
Mặt nạ dưỡng tóc từ tỏi: Rụng tóc, tóc thưa, mỏng và yếu sẽ làm mất đi vẻ quyến rũ của phái đẹp. Muốn chăm chút, bảo dưỡng mái tóc, bạn có thể “chế” ra công thức bảo dưỡng mái tóc từ tỏi như sau: Chuẩn bị một thìa tinh dầu vitamin A hoặc E, một thìa mật ong, một thìa tinh dầu thầu dầu, 1-2 nhánh tỏi, một lòng đỏ trứng gà và hai thìa tinh dầu ôliu. Trộn đều các thành phần này với nhau và thoa từ chân đến ngọn tóc, sau đó dùng khăn lớn cuốn quanh tóc. Để 30 phút đến 1 giờ rồi gội sạch. Thực hiện thường xuyên sẽ giúp cải thiện sức sống của mái tóc.
Đuổi muỗi: Quan niệm cho rằng ma cà rồng sợ tỏi có thể xuất phát từ thực tế rằng muỗi bị đuổi bay bởi mùi tỏi. Chưa có lý do rõ ràng vì sao chúng không thể chịu được mùi này nhưng có thể nói rằng hợp chất của tỏi có hại cho muỗi, vì vậy người ta đã dùng để tránh muỗi. Bạn sẽ tránh được nhiều muỗi hơn nếu bạn sử dụng tỏi như một loại thuốc đuổi muỗi vào ban ngày. Bạn có thể sử dụng nó để đẩy lùi muỗi vào ban đêm bằng cách đặt nhánh tỏi ở nơi có muỗi, hay thoa một chút nước tỏi lên vùng da hở.
Bảo vệ vật nuôi: Tỏi không chỉ xua muỗi mà còn đuổi bọ ve, bọ chét và nhiều loại côn trùng khác. Một số thương hiệu thức ăn vật nuôi có trộn bột tỏi để đuổi côn trùng bám vào vật nuôi. Các chủ ngựa cũng dùng hỗn hợp tỏi để tránh các côn trùng có hại. Bản thân con người, cũng có thể giữ một lượng tỏi nhất định trong khẩu phần ăn hằng ngày để bảo vệ bản thân khỏi côn trùng.
Dùng như thuốc trừ sâu: Nhiều loại thuốc trừ sâu thương mại có hại cho môi trường. Tỏi mặc dù hoàn toàn tự nhiên nhưng có hiệu quả như bất cứ loại thuốc trừ sâu nào. Đơn giản là trộn tỏi sống và nước ép tỏi với tiêu và một chút xà phòng để tạo thành loại thuốc trừ sâu đặc biệt.
Dùng như thuốc kháng sinh: Tỏi không thể thay thế cho thuốc kháng sinh nhưng có một số thời điểm nó sẽ hữu ích. Khi tai nạn xảy ra, các chuyên gia y tế thường không có mặt ngay lập tức để thực hiện cấp cứu cho bệnh nhân. Nếu bạn hay ai đó bị thương và không có kháng sinh ở cạnh, thử tìm vài nhánh tỏi. Tỏi nghiền là một kháng sinh mạnh có thể giết chết các chủng vi khuẩn, tụ cầu khuẩn. Nhẹ nhàng xoa tỏi lên vết thương để ngăn nó bị nhiễm trùng.
Dùng làm keo dính: Nếu bạn không có một lọ keo hay băng dính trong nhà, đừng lo lắng. Miễn là bạn có củ tỏi sống trong tủ lạnh thì có thể tạo keo ngay lập tức. Bóc tỏi ra và nghiền nát. Keo tỏi có thể được tạo thành bằng cách chà xát nước tỏi lên giấy hoặc thủy tinh. Chất kết dính được tạo ra từ tỏi được sử dụng để sửa chữa kính tại Trung Quốc.
Dùng làm mỹ phẩm: Bạn cũng có thể tự tạo mỹ phẩm từ tỏi. Chẳng hạn, bạn có thể pha một loại nước rửa mặt bằng cách trộn nước tỏi với nước cốt chanh và nước, giấm táo, hoa oải hương. Bạn thậm chí còn có thể làm kem dưỡng tóc và da dầu bằng hỗn hợp nước ép tỏi với nước lọc, rượu vodka và hoa hương thảo. Trước khi thoa những loại mỹ phẩm từ tỏi này lên cơ thể, bạn nên thử phản ứng trước bằng cách thoa nên vùng da trong cánh tay xem có bị dị ứng hay quá mẫn cảm với tỏi không.
Dùng làm siro chữa đau họng: Tính chất kháng khuẩn của tỏi rất mạnh, nó thậm chí có thể giúp điều trị đau họng khi bị cảm cúm. Nó cũng có thể giúp bạn giảm ho và phục hồi sức khỏe nhanh hơn. Để tạo ra siro chữa đau họng từ tỏi, đun sôi một ít tỏi sống trong một cốc nước, thêm mật ong và đường để có mùi vị dễ uống hơn. Bạn cũng có thể làm trà tỏi bằng cách ngâm một tép tỏi trong một chén nước.
Kích thích hưng phấn tình dục: Hiệu quả kích thích tình dục của tỏi đã được Aristotle – nhà triết học và bác học của Ai Cập cổ đại, và tài liệu cổ Ấn Độ khẳng định. Talmud – tập hợp các văn bản cổ của các bậc thầy người Do Thái thậm chí còn chỉ định cho người chồng ăn tỏi trước Ngày thánh và trước khi làm “chuyện ấy” với vợ. Nhiều người Hindu tránh tỏi vì họ tin rằng loại gia vị này khiến họ dễ sao nhãng vào việc đang cần tập trung tinh thần cao độ.
Nếu bạn sắp có một cuộc hẹn hò lãng mạn, hãy nhớ thêm một chút tỏi vào thực đơn, chỉ vừa đủ để thổi bùng đam mê mà không làm miệng bạn có mùi khó chịu.

Cách dùng tỏi

- Tỏi có thể ăn tươi, ngâm dấm, đường hoặc pha trà. Tuy nhiên, trong môi trường axit, tác dụng của tỏi tăng gấp 4 lần nên dùng tỏi ngâm dấm là tốt nhất.
Theo Đông y, tỏi vị cay, tính ấm, có công dụng hành khí trệ, làm ấm tỳ vị, giải độc và sát trùng. Do đó, nó thường được dùng để chữa các chứng bệnh như đầy bụng, chậm tiêu, rối loạn tiêu hóa, đau bụng do lạnh, phù thũng, tiêu chảy, bệnh lỵ, sốt rét, ho gà, mụn nhọt, đỉnh độc, viêm loét lâu liền, rụng tóc, nấm tóc, rắn cắn…
- Tỏi tươi: là dạng dễ dùng nhất, có thể ăn sống hoặc dầm vào nước chấm. Tỏi sống giúp tiêu diệt vi khuẩn trong khoang miệng. Mỗi ngày nên ăn 2 tép tỏi, nhiều hơn hoặc ít hơn một chút đều được. Tuy nhiên, ăn nhiều quá không có lợi vì dạ dày sẽ dễ bị kích thích và chất axilin có trong tỏi có thể gây ra chứng tan máu. Theo các nhà dinh dưỡng, mỗi ngày ăn khoảng 10 g tỏi là vô hại. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng kiếm được tỏi tươi và ăn tỏi tươi hay để lại mùi hôi, do đó người ta thường chế biến thành các dạng khác.
- Tỏi ngâm: có thể ngâm dấm hoặc ngâm đường. Trong môi trường axit, tác dụng của tỏi tăng gấp 4 lần nên dùng tỏi ngâm dấm là rất tốt. Cách chế biến: lấy 50 g tỏi tươi bóc vỏ rồi ngâm với 100 ml giấm gạo, sau chừng mươi ngày là dùng được, nếu để đủ 30 ngày thì càng tốt.
- Tỏi ngâm đường: lấy 50 g tỏi đem ngâm nước trong 7 ngày, mỗi ngày thay nước một lần, sau đó bóc bỏ vỏ rồi ngâm với muối một lúc cho chảy hết nước. Hòa 800 g đường trắng trong một cái liễn miệng nhỏ với lượng nước chín vừa đủ, đổ tỏi vào ngâm trong 1 tháng là có thể ăn được. Tỏi ngâm đường có vị mặn ngọt, mùi thơm rất thú vị.
Rượu tỏi: có nhiều cách chế rượu tỏi.
- Lấy 25 g tỏi bóc vỏ, giã nát rồi đem ngâm với 100 ml rượu trắng, bịt kín miệng bình, để chỗ thoáng mát, sau 7 ngày là có thể dùng được, mỗi ngày uống 1-2 lần, mỗi lần 25-30 ml.
- Dùng một cái bình miệng hẹp hoặc một vò rượu, đổ tỏi đã bóc vỏ vào đầy chừng 7/10 bình, xen kẽ với tỏi, rải từng lớp đường phèn đã đập vụn, rót rượu trắng vào cho ngập tỏi. Bịt kín miệng bình, để chỗ râm mát, sau 30 ngày là có thể dùng được, để càng lâu càng tốt, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 25ml.
Trà tỏi: có thể chế biến theo 2 cách.
- Tỏi 15 g, sơn tra 30 g, thảo quyết minh 10 g. Tỏi bóc vỏ, rửa sạch, thái mỏng rồi đem hãm với nước sôi trong bình kín cùng với sơn tra và thảo quyết minh, sau 20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. Công dụng: hạ mỡ máu, chống béo phì, tiêu thực tích.
- Tỏi vỏ tím 10 g, kim ngân hoa 6 g, trà xanh 3 g, cam thảo 2 g. Tỏi bóc vỏ, giã nát rồi đem hãm với nước sôi trong bình kín cùng với kim ngân hoa, trà xanh và cam thảo, sau 15 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. Công dụng: thanh nhiệt giải độc, thanh nhiệt trừ thấp.
Tỏi và các món ăn – bài thuốc
- Tỏi 30 g, chim bồ câu 1 con. Chim bồ câu làm thịt, bỏ lông và nội tạng, rửa sạch cho vào bát cùng với tỏi đã bóc vỏ, cho đủ gia vị, chế thêm một chút rượu vang và nước trắng rồi đem hấp cách thủy, ăn nóng. Công dụng: bổ khí dưỡng huyết, ích tủy sinh tinh.
- Tỏi 50 g, thịt dê nạc 250 g. Thịt dê rửa sạch, thái miếng, ướp gia vị, tỏi bóc vỏ đập giập. Cho dầu thực vật vào chảo đun cho nóng già, bỏ thịt dê vào xào chín tái, bỏ tỏi và các gia vị vừa đủ đun thêm một lát là được, ăn nóng. Công dụng: ôn thận tráng dương, bổ khí sinh tinh.
- Tỏi 30 g, thịt yếm ba ba 250 g. Thịt yếm ba ba rửa sạch, cắt thành miếng bỏ vào đun sôi vài lần, vớt ra rồi đem rán qua, tỏi bóc bỏ vỏ, cho vào chảo rán qua cho có màu vàng non, tiếp đó cho thịt ba ba vào xào, chế thêm các gia vị như gừng, hành, muối, đường, một chút rượu và nước vừa đủ, dùng lửa nhỏ ninh trong 30 phút là được. Công dụng: tư âm bổ thận.
- Tỏi 100 g, dạ dày lợn 1 cái, sa nhân 3 g. Dạ dày lợn rửa sạch, cho sa nhân và tỏi đã bóc vỏ vào trong, lấy chỉ khâu lại, cho vào nồi, chế thêm rượu, muối và nước lượng vừa đủ rồi hầm cho đến khi chín nhừ là được, cho thêm một chút mì chính, ăn nóng. Công dụng: bổ hư nhược, kiện tỳ vị.

Thứ Hai, 9 tháng 9, 2013

rau ngot va bai thuoc 1 Rau ngót và bài thuốc
Cây rau ngót
Tên khác:Cây Rau ngót là cây thuốc quý gần gũi với mọi gia đình hay còn gọi là Bồ ngót, Bù ngót, tên khoa học là Sauropus androgynus (L) Merr, họ Thầu dầu Euphorbiaceae.
Miêu tả: Cây nhỏ nhẵn, có thể cao tới 1,5 – 2m. Vỏ thân cây màu xanh lục sau màu nâu nhạt. Lá mọc so le, dài 4 – 6m, rộng 15 – 30mm, cuống ngắn, phiến lá hình bầu dục, mép nguyên. Hoa đực mọc ở kẽ lá thành xim đơn ở phía dưới, hoa cái ở trên. Quả nang hình cầu, hạt có vân nhỏ. Trong rau ngót có 5,3% protit, 3,4% gluxit, 2,4% tro trong đó chủ yếu là Canxi, Photpho, Vitamin C. Rau ngót có nhiều axit amin cần thiết.
Ở nước ta, Rau ngót mọc hoang và được trồng khắp nơi để lấy lá nấu canh, lấy rễ, lá làm thuốc. Rau ngót ăn lành và mát, Rau ngót nấu suông hoặc nấu với thịt nạc là món ăn rất phổ biến nhất là vào thời tiết nắng nóng mùa hè.
Công dụng: Theo Đông y, lá và rễ Rau ngót có tác dụng mát huyết, hoạt huyết, lợi tiểu, giải độc. Khi làm thuốc nên chọn những cây rau ngót từ hai năm tuổi trở lên. Hái lá tươi về dùng ngay.
Bài thuốc:
- Trẻ bị tưa lưỡi: Lá Rau ngót 5 – 10g giã nát, lọc lấy nước sau đó lấy bông gòn thấm vào nước rau ngót vừa lọc rồi bôi vào lưỡi. Chỉ cần làm 2 – 3 lần là lưỡi trẻ sạch, khỏi bị tưa.
- Trẻ bị dị ứng, đái dầm: Lá Rau ngót 40g rửa sạch, giã nát cho nước đun sôi để nguội vào quấy đều gạn lấy nước uống làm hai lần, mỗi lần cách nhau 10 phút.
- Trẻ bị đổ mồ hôi trộm, biếng ăn, táo bón: Rau ngót 30g, rau Bầu đất 30g. Hai loại trên rửa sạch, nấu với bầu dục lợn làm canh cho trẻ em ăn cơm.
- Khi trẻ bị sốt nóng thân nhiệt tăng, dân gian: thường dùng lá Rau ngót rửa sạch, giã nát, lọc lấy nước cho trẻ uống, bã đắp vào thóp sẽ có công hiệu.
- Rau ngót còn chữa ban sởi, ho, đái rắt, tiêu độc. Ngày dùng 20 – 40g lá tươi sắc uống.
- Rễ cây rau Rau ngót còn có tác dụng lợi tiểu thông huyết, kích thích tử cung co bóp: Rễ tươi 20 – 40g rửa sạch, giã nát, ép lấy nước uống trong ngày.
- Rau ngót kết hợp với một số loại khác chữa đau mắt đỏ hoặc mắt bị nhức: Lá rau ngót 50g, Rễ cỏ xước 30g, Lá dâu 30g, Lá tre 30g, Rau má 30g, Lá chanh 10g. Tất cả dùng tươi, sắc đặc, chắt lấy nước uống nhiều lần trong ngày.
- Rau ngót còn có tác dụng chữa sót rau (rau thai): Lá rau ngót 40g rửa sạch giã nát, thêm một ít nước đã đun sôi để nguội vào. Vắt lấy chừng 100ml nước, chia hai lần uống mỗi lần cách nhau 10 phút. Sau chừng 15 đến 20 phút rau sẽ ra.
- Với phụ nữ mới sinh con nên ăn canh Rau ngót vì Rau ngót có tác dụng thanh nhiệt lương huyết.

Thứ Sáu, 6 tháng 9, 2013

Cay sa va bai thuoc 1 400x311 Cây sả và bài thuốc
Cây Sả
Miêu tả: Cây sả là một cây thuốc quý còn gọi là cỏ sả, lá sả, hương mao. Là loại cỏ sống lâu năm, mọc thành bụi. Thân rễ trắng hay hơi tím. Lá hẹp, dài giống như lá lúa, mép hơi nháp. Toàn cây có mùi thơm đặc biệt. Cây sả được trồng khắp nơi ở nước ta, nhân dân trồng cây sả quanh nhà ngoài vườn, xung quanh nhà vệ sinh để xua đuổi ruồi, muỗi, dĩn, bọ chét vừa làm sạch môi trường, vừa có tác dụng phòng bệnh. Ngoài ra, tinh dầu sả còn khử mùi hôi trong công tác vệ sinh. Ngoài được dùng làm rau ăn, gia vị (nhân dân thường dùng ăn sống hoặc tẩm ướp cho thơm các món ăn) cây sả còn là vị thuốc chữa bệnh rất hữu hiệu. Bộ phận dùng làm thuốc là lá, rễ sả dùng tươi, phơi hay sấy khô.
Theo Đông y, sả có vị the, cay, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng làm ra mồ hôi, sát khuẩn, chống viêm, hạ khí, thông tiểu, tiêu đờm để chữa đầy bụng, đái rắt, chân phù nề, chữa ho do cảm cúm…
Bài thuốc chữa bệnh:
Lá sả: (Thường dùng phối hợp với các vị thuốc khác để chữa bệnh).
Trị chứng đầy bụng:
Lá sả, vỏ bưởi, hồi hương, trạch tả, mộc thông, cỏ bấc, mỗi vị 10g; quế 5g; bồ hóng, diêm tiêu, mỗi vị 2g; xạ hương 0,05g. Tất cả sắc cách thủy với 200ml nước trong 15 – 30 phút, chia uống làm hai lần trong ngày. Nên uống sau bữa ăn trưa và tối. Uống trong 2 ngày. Lưu ý: Trong quá trình điều trị không nên đồ nếp và muối mặn.
Thuốc xông giải cảm:
Lá sả, lá bưởi, lá chanh, cúc tần, hương nhu hoặc lá bạch đàn (có thể thêm tía tô, bạc hà, kinh giới), mỗi thứ 50g, cho vào nồi, đậy kín, đun sôi trong 5-10 phút. Lấy ra, mở vung, trùm chăn xông hơi cho ra mồ hôi, lau khô, rồi uống một bát nước thuốc, đắp chăn, nằm nghỉ.
Chữa phù nề chân, đái rắt:
Lá sả 100g, rễ cỏ xước, rễ cỏ tranh hoặc bông mã đề, mỗi thứ 50g. Tất cả rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày. Dùng 3 – 4 ngày.
Làm sạch gàu, trơn tóc:
Lá sả, hương nhu, lá bưởi…, mỗi vị 30g, rửa sạch đun với nước, để ấm gội đầu. Mỗi tuần nên gội 2 lần. Nước gội đầu có vị sả không những làm thơm tóc, sạch gầu mà còn tránh những bệnh về tóc và da đầu.
Rễ sả:
(Có thể dùng riêng hoặc phối hợp với vị thuốc khác).
Chữa tiêu chảy do lạnh bụng: Rễ sả 10g; củ gấu, vỏ rụt, mỗi vị 8g; vỏ quýt, hậu phác, mỗi vị 6g tất cả đem sắc với 3 bát nước còn 1 bát, uống khi thuốc còn ấm nên uống vào buổi sáng. Dùng trong 2 ngày. Hoặc rễ sả 10g, búp ổi 8g, củ riềng già 8g, thái nhỏ, sao qua, sắc với 200ml nước còn lại 50ml, uống sau bữa ăn.
Chữa ho do cảm cúm: Rễ sả, trần bì, sinh khương, tô tử, mỗi vị 200g, tất cả giã nát, ngâm với rượu 40 độ (200ml rượu); bách bộ bỏ lõi, thái nhỏ, sao khô 400g; mạch môn bỏ lõi 200g; tang bạch bì tẩm mật, sao vàng 200g, 3 vị thuốc này đem sắc cô đặc lại thành 250ml cao lỏng. Trộn lẫn cao lỏng và rượu ngâm thuốc. Ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 5-10ml. Uống trong 3 ngày.
Gà ác còn được gọi là ô kê (gà đen), ô cốt kê (gà xương đen), dược kê (gà thuốc), hắc cước kê (gà chân chì), gà ngũ trảo (chân có 5 ngón), tên khoa học là Gallus domesti – cus Brisson. Đây là loại gà cỡ nhỏ đặc biệt và là bài thuốc chữa bệnh hay, lông trắng, hoa mơ, đen và trắng. Đặc điểm nổi bật nhất là xương đen, thịt đen, phủ tạng đen và da ngăm đen. Thịt gà ác thơm, ngon hơn thịt gà thường và rất giàu dinh dưỡng. Thịt gà ác giúp phòng chống mệt mỏi, tăng cường khả năng chịu đựng của cơ thể. Theo nghiên cứu hiện đại, thịt gà ác ít mỡ, rất giàu đạm và có chừng 18 loại acid amin, nhiều vitamin như A, B1, B2, N12, E, PP… và các nguyên tố vi lượng như K, Na, Ca, Fe, Mg, Mn, Cu… Hàm lượng chất sắt (giúp bổ máu) trong thịt gà ác rất cao, chiếm 7,9%, trong khi gà ri chỉ có 3,9%.
ga tiem thuoc bac va cong dung 1 400x300 Gà tiềm thuốc bắc và công dụng
Trong y học cổ truyền, thịt gà ác được dùng với tên thuốc là Ô kê nhục. Ô kê nhục có vị ngọt, mặn, mùi thơm, tính ấm, không độc, có tác dụng bổ dương cao, ích khí huyết, giảm đau, đặc trị các bệnh về phổi, thận, mồ hôi trộm, đau lưng, đái tháo, di tinh, hoạt tinh, kết lỵ lâu ngày, nóng trong xương, chân tay yếu mỏi, thiếu máu, rất tốt cho người tạng yếu, người già, người mới ốm khỏi hoặc đang dưỡng bệnh, phụ nữ sau khi sinh. Y học cổ truyền còn cho rằng gà ác rất bổ và tốt cho phổi, thận. Đặc biệt, thịt gà ác là loại thịt không gây phong ngứa như các loại gà khác, lại có khả năng giúp mau lành xương. Phụ nữ đang mang thai hoặc sau khi sinh, người già yếu, kém ăn, trẻ em còi xương, người vừa bệnh một thời gian dài… nên ăn các món gà ác (gà 4 – 5 tuần tuổi) tiềm thuốc bắc, gà ác hầm nhân sâm hoặc tiềm với nấm linh chi. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý là gà ác rất giàu chất đạm, nên người lớn mỗi tuần chỉ nên ăn 2 lần, mỗi lần 1 con (mỗi con 200g), trẻ em 1 tuần ăn 1 lần (mỗi lần nửa con).
Nhóm gà thịt đen, xương đen, thường được sử dụng như là thuốc bồi bổ cơ thể, chữa bệnh suy nhược, kích thích tình dục mạnh. Lượng cholesteron thấp trong khi acid linoleic cao nên có giá trị làm thuốc, đặc biệt trong chữa trị bệnh tim mạch.
Theo dinh dưỡng học cổ truyền, gà ác có công dụng bổ can thận, ích khí huyết, còn được dùng để chữa các chứng bệnh hư nhược, tiểu đường, đi tả lâu ngày do tỳ hư, chán ăn, khí hư, di tinh, hoạt tinh, ra mồ hôi trộn, kinh nguyệt không đều…
Để nâng cao công dụng của gà ác, người xưa thường phối hợp với một số vị thuốc như: Nhân sâm, kỷ tử, thục địa, táo tàu; hoặc tam thất, đông trùng hạ thảo, linh chi… tuỳ theo từng mục đích bồi bổ để chế biến thành những món ăn – bài thuốc dễ dùng.
Bài thuốc và công dụng.
1. Thịt gà ác 50g, kỷ tử 10g, gừng tươi vài lát. Thịt gà rửa sạch, hầm cùng kỷ tử và gừng tươi cho thật nhừ, chế thêm gia vị ăn nóng. Công dụng: Thường dùng cho những trường hợp đau đầu, hoa mắt chóng mặt, ù tai, đau lưng do can thận âm hư.
Công dụng tuyệt vời của gà ác – 1
Gà ác có rất nhiều công dụng chữa bệnh. (Ảnh minh họa)
2. Gà ác 1 con, đương quy 10g, thục địa 10g, bạch thược 10g, tri mẫu 10g, địa cốt bì 10g. Tất cả đem hầm cách thuỷ cho chín rồi ăn. Công dụng: Bổ huyết điều kinh, thường dùng cho phụ nữ kinh nguyệt không đều.
3. Gà ác trống 1 con, tam thất 5g, rượu vang và gia vị vừa đủ. Tam thất thái phiến, cho vào trong bụng gà cùng với một chút rượu và gia vị; hầm cách thủ cho đến chín rồi ăn. Công dụng: Bổ khí huyết, cường gân cốt, thường dùng cho những người bị gãy xương.
4. Gà ác 1 con, hạt sen trắng 15g, khiếm thực 15g, gạo nếp 150g. Nấu thành cháo, chế thêm gia vị, chia ăn vài lần trong ngày. Công dụng: Thường dùng cho những nam giới bị di tinh, phụ nữ khí hư có màu đục.
5. Gà ác 1 con, hoàng kỳ 100g. Hầm thật nhừ, chế thêm gia vị, chia ăn vài lần trong ngày. Công dụng: Bổ huyết, điều kinh, thường dùng cho phụ nữ thống kinh, trước kì kinh 3 ngày nên dùng liên tục trong 5 ngày.
6. Gà ác 1 con, ngải cứu 20g, hoàng tửu 30ml. Hấp cách thủy, ăn nóng. Công dụng: Thường dùng cho những trường hợp tử cung xuất huyết. Những người bị rối loạn kinh nguyệt, máu nóng không được dùng.
Các bài thuốc bổ khí dưỡng huyết (dùng cho mọi lứa tuổi):
1. Gà ác tẩm mật ong, nướng qua rồi sấy khô giòn, tán bột rây mịn (ô kê tán), làm viêm (ô kê hoàn) hoặc ngâm rượu (ô kê tửu) để uống hằng ngày.
2. Gà ác 0,5kg, hạt sen 50g, đương quy 20g, hoài sơn 20g (củ mài). Cách chế biến: Bóp chết gà (không cắt tiết) làm sạch, bỏ ruột, phổi, để lại tim, gan, cật và mề (đã làm sạch). Các dược liệu thái nhỏ cho vào bụng gà, thêm ít muối, khâu lại. Ninh cho thật nhừ. Để nguội, thêm gia vị cho vừa khẩu vị, rồi ăn cái, uống nước 2 – 3 lần trong một ngày.
3. Gà ác 100g, đông trùng hạ thảo 10g, hoài sơn 30g. Cách chế biến: Thịt gà ác rửa sạch, chặt miếng, cho vào nồi hầm cùng với đông trùng hạ thảo và hoài sơn cho thật nhừ, chế thêm gia vị, chia ăn vài lần trong ngày. Công dụng: Bổ tinh khí, cường gân cốt, chuyên dùng cho các trường hợp cơ thể suy nhược, gầy còm, ốm yếu.
4. Thịt gà ác 50g, kỷ tử 10g, gừng tươi vài lát. Cách chế biến: Thịt gà rửa sạch, chặt miếng, cho vào nồi hầm cùng kỷ tử và gừng tươi cho thật nhừ, chế biến thêm gia vị, ăn nóng. Công dụng: Bổ can thận, ích tinh huyết, thường dùng cho những trường hợp đau đầu, hoa mắt chóng mặt, ù tai, đau lưng do can thận âm hư.
5. Gà ác trống 1 con, nhân sâm, hoàng kỳ, đương quy, thục địa, bạch thược, ngũ vị tử, bạch truật, bạch linh, xuyên khung, sài hồ, tiền hồ, hoàng liên, hoàng bá, tri mẫu, bối mẫu, sinh địa mỗi thứ đều 15g. Cách chế biến: Gà làm sạch, chặt miếng. Các vị thuốc rửa sạch, cho vào trong bụng gà rồi đem hầm thật nhừ. Lấy gà và các vị thuốc ra, sấy khô, tán thành bột mịn, dùng nước cốt hầm và một ít bột mì trộn đều với bột thuốc và vê thành những viên hoàn nặng chừng 10g. Đem sấy khô, đựng trong lọ kín để dùng dần, mỗi ngày uống 1 viên với nước cơm hoặc nước đun sôi để nguội. Công dụng: Bổ khí ích tỳ, tư âm thanh nhiệt, thường dùng cho nhữn người bị bệnh lâu ngày, có biểu hiện của chứng can thận âm hư như có cảm giác sốt về chiều, lòng bàn tay bàn chân nóng, ngực bụng buồn bực không yên, vã mồ hôi trộn, lưng đau gối mỏi, môi khô họng khát, đại tiện táo, tiểu tiện sẻn đỏ, chất lưỡi đỏ… Hoặc gà ác rửa sạch bằng rượu trắng, đồ chín với hạt đậu đen đã ngâm nước một đêm, ăn hết trong ngày.
Người dân ở An Giang dùng bài thuốc gia truyền dưới dạng thức ăn – vị thuốc để bồi dưỡng cho trẻ em còi cọc thể hư nhiệt như sau: Thịt gà ác 100g nấu với lá dâu non 20g và gạo nếp 10g thành cháo, cho trẻ ăn làm 3 lần trong ngày.
Ngoài ra, dân gian còn dùng thịt gà ác tẩm mật ong, nướng qua rồi đem sấy khô giòn, tán thành bột mịn hoặc làm thành viên hay ngâm với rượu uống để bồi bổ sức khoẻ. Có nơi còn dùng xương gà ác nấu thành cao, gọi là tinh gà đen, uống để chữa chứng hư nhược, chán ăn, mệt mỏi, đau lưng, mất ngủ, yếu sinh lí, băng đới… Mật gà ác còn được dùng để chữa bệnh ho cho trẻ em.