Tỏi là cây thuốc dân gian rất quý
Tỏi và các công dụng tuyệt vời
- Giúp trẻ hóa tế bào, chống lão hóa, trị mụn, dưỡng da trắng mịn, giúp tóc nhanh mọc và móng chắc khỏe là những tác dụng làm đẹp kỳ diệu từ củ tỏi.
- Ngoài những tác dụng đề kháng, tiêu độc, chống ung thư, chống viêm nhiễm, tăng cường sinh lực giúp cơ thể cường tráng… tỏi còn được biết đến như một vị thuốc kỳ diệu cho nhan sắc. Tỏi có tác dụng làm tăng tuần hoàn máu, tăng lượng hồng cầu trong máu, giúp sản sinh thêm lượng máu tươi mới trong cơ thể, làm trẻ hóa tế bào, chống lão hóa, duy trì sức khỏe và sự trẻ trung.
- Ngoài những tác dụng đề kháng, tiêu độc, chống ung thư, chống viêm nhiễm, tăng cường sinh lực giúp cơ thể cường tráng… tỏi còn được biết đến như một vị thuốc kỳ diệu cho nhan sắc. Tỏi có tác dụng làm tăng tuần hoàn máu, tăng lượng hồng cầu trong máu, giúp sản sinh thêm lượng máu tươi mới trong cơ thể, làm trẻ hóa tế bào, chống lão hóa, duy trì sức khỏe và sự trẻ trung.
Chống lão hóa: Tỏi có tác dụng tăng cường bài tiết hormone, tăng sức sống cho tế bào và thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào mới giúp da đẹp hơn.
Cách dùng: Cho tỏi vào nước nấu đến khi đặc quánh rồi thêm chút mật ong. Mỗi ngày uống một thìa nhỏ dung dịch này, dùng trong thời gian dài có tác dụng chống lão hóa, hạn chế hình thành nếp nhăn.
Cách dùng: Cho tỏi vào nước nấu đến khi đặc quánh rồi thêm chút mật ong. Mỗi ngày uống một thìa nhỏ dung dịch này, dùng trong thời gian dài có tác dụng chống lão hóa, hạn chế hình thành nếp nhăn.
Giúp da trắng mịn: Chất alicine trong tỏi có tác dụng khử trùng, bảo vệ tế bào da, tăng cường sức đề kháng, hạn chế sự phát triển của vi khuẩn, giúp da trắng mịn.
Cách dùng: Cho 6 nhánh tỏi vào trong một chén mật ong, phơi trong bóng tối tránh ánh sáng mặt trời 2-3 tháng. Dùng hỗn hợp này đắp mặt nạ giúp da luôn sạch và trắng mịn.
Cách dùng: Cho 6 nhánh tỏi vào trong một chén mật ong, phơi trong bóng tối tránh ánh sáng mặt trời 2-3 tháng. Dùng hỗn hợp này đắp mặt nạ giúp da luôn sạch và trắng mịn.
Trị mụn: Nhiều người không thích tỏi vì mùi khó chịu nhưng đó chính là một thành phần có tác dụng trị mụn hiệu quả. Sở dĩ tỏi có khả năng trị mụn là nhờ chất sulphur hoạt tính có tính chất kháng sinh tự nhiên.
Để trị mụn, bạn có thể lựa chọn một trong những công thức thực hiện sau:
- Đơn giản nhất để chăm sóc da, làm giảm mụn là cắt đôi nhánh tỏi rồi thoa trực tiếp lên vùng da bị mụn. Chú ý không nên để tỏi sống trên da quá lâu vì thành phần hoạt chất sulphur có thể làm bỏng da. Tuy nhiên, để tăng cường hiệu quả chăm sóc da của tỏi tươi, bạn có thể băm nhuyễn tỏi, thêm một chút nước để có hỗn hợp sền sệt để thoa lên vùng da bị mụn, xoa nhẹ nhàng trong khoảng 3 phút rồi rửa sạch.
- Trộn nước ép của hai nhánh tỏi với dấm rượu táo (liều lượng tương đương). Khuấy thật đều sau đó rửa mặt thật sạch. Dùng bông gòn thấm hỗn hợp này lên vùng da bị mụn trứng cá. Việc kết hợp giữa tỏi và dấm giống như một “liều thuốc kháng sinh” chống viêm nhiễm, chống sự xâm nhập của vi khuẩn gây nên mụn trứng cá trên da. Đặc biệt dấm rượu táo còn có tác dụng cân bằng độ pH cho da.
- Để “trị” những nốt mụn đầu đen, dùng: hai nhánh tỏi đập dập hoặc xay nhuyễn, một thìa bột yến mạch, một giọt tinh dầu trà xanh, 2-3 giọt nước cốt chanh, một thìa mật ong. Trộn đều thành phần này với nhau và đắp lên vùng da bị mụn đầu đen trong khoảng 2 phút rồi rửa sạch. Thực hiện mỗi ngày một lần, liên tục trong ba ngày.
- Ăn tỏi sống cũng có tác dụng trị mụn (nhưng có thể gây khó chịu cho dạ dày). Mỗi ngày, ăn 2-3 nhánh tỏi sống liên tục trong khoảng 3 tháng sẽ giúp làm thanh lọc máu. Quá trình thanh lọc này sẽ cải thiện mức độ oxy được vận chuyển đến da, kết quả là giúp làn da phòng và trị mụn tốt hơn.
- Đơn giản nhất để chăm sóc da, làm giảm mụn là cắt đôi nhánh tỏi rồi thoa trực tiếp lên vùng da bị mụn. Chú ý không nên để tỏi sống trên da quá lâu vì thành phần hoạt chất sulphur có thể làm bỏng da. Tuy nhiên, để tăng cường hiệu quả chăm sóc da của tỏi tươi, bạn có thể băm nhuyễn tỏi, thêm một chút nước để có hỗn hợp sền sệt để thoa lên vùng da bị mụn, xoa nhẹ nhàng trong khoảng 3 phút rồi rửa sạch.
- Trộn nước ép của hai nhánh tỏi với dấm rượu táo (liều lượng tương đương). Khuấy thật đều sau đó rửa mặt thật sạch. Dùng bông gòn thấm hỗn hợp này lên vùng da bị mụn trứng cá. Việc kết hợp giữa tỏi và dấm giống như một “liều thuốc kháng sinh” chống viêm nhiễm, chống sự xâm nhập của vi khuẩn gây nên mụn trứng cá trên da. Đặc biệt dấm rượu táo còn có tác dụng cân bằng độ pH cho da.
- Để “trị” những nốt mụn đầu đen, dùng: hai nhánh tỏi đập dập hoặc xay nhuyễn, một thìa bột yến mạch, một giọt tinh dầu trà xanh, 2-3 giọt nước cốt chanh, một thìa mật ong. Trộn đều thành phần này với nhau và đắp lên vùng da bị mụn đầu đen trong khoảng 2 phút rồi rửa sạch. Thực hiện mỗi ngày một lần, liên tục trong ba ngày.
- Ăn tỏi sống cũng có tác dụng trị mụn (nhưng có thể gây khó chịu cho dạ dày). Mỗi ngày, ăn 2-3 nhánh tỏi sống liên tục trong khoảng 3 tháng sẽ giúp làm thanh lọc máu. Quá trình thanh lọc này sẽ cải thiện mức độ oxy được vận chuyển đến da, kết quả là giúp làn da phòng và trị mụn tốt hơn.
Bảo vệ bộ móng: Những rắc rối thường gặp nhất với bộ móng là móng giòn, dễ gãy khiến bạn khó “làm điệu”. Muốn nuôi dưỡng bộ móng chắc khỏe hơn hãy dùng tỏi tươi cắt qua lớp bề mặt, sau đó chà xát lên móng tay nhiều lần, móng sẽ khỏe và ít gãy hơn.
Mặt nạ dưỡng tóc từ tỏi: Rụng tóc, tóc thưa, mỏng và yếu sẽ làm mất đi vẻ quyến rũ của phái đẹp. Muốn chăm chút, bảo dưỡng mái tóc, bạn có thể “chế” ra công thức bảo dưỡng mái tóc từ tỏi như sau: Chuẩn bị một thìa tinh dầu vitamin A hoặc E, một thìa mật ong, một thìa tinh dầu thầu dầu, 1-2 nhánh tỏi, một lòng đỏ trứng gà và hai thìa tinh dầu ôliu. Trộn đều các thành phần này với nhau và thoa từ chân đến ngọn tóc, sau đó dùng khăn lớn cuốn quanh tóc. Để 30 phút đến 1 giờ rồi gội sạch. Thực hiện thường xuyên sẽ giúp cải thiện sức sống của mái tóc.
Đuổi muỗi: Quan niệm cho rằng ma cà rồng sợ tỏi có thể xuất phát từ thực tế rằng muỗi bị đuổi bay bởi mùi tỏi. Chưa có lý do rõ ràng vì sao chúng không thể chịu được mùi này nhưng có thể nói rằng hợp chất của tỏi có hại cho muỗi, vì vậy người ta đã dùng để tránh muỗi. Bạn sẽ tránh được nhiều muỗi hơn nếu bạn sử dụng tỏi như một loại thuốc đuổi muỗi vào ban ngày. Bạn có thể sử dụng nó để đẩy lùi muỗi vào ban đêm bằng cách đặt nhánh tỏi ở nơi có muỗi, hay thoa một chút nước tỏi lên vùng da hở.
Bảo vệ vật nuôi: Tỏi không chỉ xua muỗi mà còn đuổi bọ ve, bọ chét và nhiều loại côn trùng khác. Một số thương hiệu thức ăn vật nuôi có trộn bột tỏi để đuổi côn trùng bám vào vật nuôi. Các chủ ngựa cũng dùng hỗn hợp tỏi để tránh các côn trùng có hại. Bản thân con người, cũng có thể giữ một lượng tỏi nhất định trong khẩu phần ăn hằng ngày để bảo vệ bản thân khỏi côn trùng.
Dùng như thuốc trừ sâu: Nhiều loại thuốc trừ sâu thương mại có hại cho môi trường. Tỏi mặc dù hoàn toàn tự nhiên nhưng có hiệu quả như bất cứ loại thuốc trừ sâu nào. Đơn giản là trộn tỏi sống và nước ép tỏi với tiêu và một chút xà phòng để tạo thành loại thuốc trừ sâu đặc biệt.
Dùng như thuốc kháng sinh: Tỏi không thể thay thế cho thuốc kháng sinh nhưng có một số thời điểm nó sẽ hữu ích. Khi tai nạn xảy ra, các chuyên gia y tế thường không có mặt ngay lập tức để thực hiện cấp cứu cho bệnh nhân. Nếu bạn hay ai đó bị thương và không có kháng sinh ở cạnh, thử tìm vài nhánh tỏi. Tỏi nghiền là một kháng sinh mạnh có thể giết chết các chủng vi khuẩn, tụ cầu khuẩn. Nhẹ nhàng xoa tỏi lên vết thương để ngăn nó bị nhiễm trùng.
Dùng làm keo dính: Nếu bạn không có một lọ keo hay băng dính trong nhà, đừng lo lắng. Miễn là bạn có củ tỏi sống trong tủ lạnh thì có thể tạo keo ngay lập tức. Bóc tỏi ra và nghiền nát. Keo tỏi có thể được tạo thành bằng cách chà xát nước tỏi lên giấy hoặc thủy tinh. Chất kết dính được tạo ra từ tỏi được sử dụng để sửa chữa kính tại Trung Quốc.
Dùng làm mỹ phẩm: Bạn cũng có thể tự tạo mỹ phẩm từ tỏi. Chẳng hạn, bạn có thể pha một loại nước rửa mặt bằng cách trộn nước tỏi với nước cốt chanh và nước, giấm táo, hoa oải hương. Bạn thậm chí còn có thể làm kem dưỡng tóc và da dầu bằng hỗn hợp nước ép tỏi với nước lọc, rượu vodka và hoa hương thảo. Trước khi thoa những loại mỹ phẩm từ tỏi này lên cơ thể, bạn nên thử phản ứng trước bằng cách thoa nên vùng da trong cánh tay xem có bị dị ứng hay quá mẫn cảm với tỏi không.
Dùng làm siro chữa đau họng: Tính chất kháng khuẩn của tỏi rất mạnh, nó thậm chí có thể giúp điều trị đau họng khi bị cảm cúm. Nó cũng có thể giúp bạn giảm ho và phục hồi sức khỏe nhanh hơn. Để tạo ra siro chữa đau họng từ tỏi, đun sôi một ít tỏi sống trong một cốc nước, thêm mật ong và đường để có mùi vị dễ uống hơn. Bạn cũng có thể làm trà tỏi bằng cách ngâm một tép tỏi trong một chén nước.
Kích thích hưng phấn tình dục: Hiệu quả kích thích tình dục của tỏi đã được Aristotle – nhà triết học và bác học của Ai Cập cổ đại, và tài liệu cổ Ấn Độ khẳng định. Talmud – tập hợp các văn bản cổ của các bậc thầy người Do Thái thậm chí còn chỉ định cho người chồng ăn tỏi trước Ngày thánh và trước khi làm “chuyện ấy” với vợ. Nhiều người Hindu tránh tỏi vì họ tin rằng loại gia vị này khiến họ dễ sao nhãng vào việc đang cần tập trung tinh thần cao độ.
Nếu bạn sắp có một cuộc hẹn hò lãng mạn, hãy nhớ thêm một chút tỏi vào thực đơn, chỉ vừa đủ để thổi bùng đam mê mà không làm miệng bạn có mùi khó chịu.
Nếu bạn sắp có một cuộc hẹn hò lãng mạn, hãy nhớ thêm một chút tỏi vào thực đơn, chỉ vừa đủ để thổi bùng đam mê mà không làm miệng bạn có mùi khó chịu.
Cách dùng tỏi
- Tỏi có thể ăn tươi, ngâm dấm, đường hoặc pha trà. Tuy nhiên, trong môi trường axit, tác dụng của tỏi tăng gấp 4 lần nên dùng tỏi ngâm dấm là tốt nhất.
Theo Đông y, tỏi vị cay, tính ấm, có công dụng hành khí trệ, làm ấm tỳ vị, giải độc và sát trùng. Do đó, nó thường được dùng để chữa các chứng bệnh như đầy bụng, chậm tiêu, rối loạn tiêu hóa, đau bụng do lạnh, phù thũng, tiêu chảy, bệnh lỵ, sốt rét, ho gà, mụn nhọt, đỉnh độc, viêm loét lâu liền, rụng tóc, nấm tóc, rắn cắn…
- Tỏi tươi: là dạng dễ dùng nhất, có thể ăn sống hoặc dầm vào nước chấm. Tỏi sống giúp tiêu diệt vi khuẩn trong khoang miệng. Mỗi ngày nên ăn 2 tép tỏi, nhiều hơn hoặc ít hơn một chút đều được. Tuy nhiên, ăn nhiều quá không có lợi vì dạ dày sẽ dễ bị kích thích và chất axilin có trong tỏi có thể gây ra chứng tan máu. Theo các nhà dinh dưỡng, mỗi ngày ăn khoảng 10 g tỏi là vô hại. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng kiếm được tỏi tươi và ăn tỏi tươi hay để lại mùi hôi, do đó người ta thường chế biến thành các dạng khác.
- Tỏi ngâm: có thể ngâm dấm hoặc ngâm đường. Trong môi trường axit, tác dụng của tỏi tăng gấp 4 lần nên dùng tỏi ngâm dấm là rất tốt. Cách chế biến: lấy 50 g tỏi tươi bóc vỏ rồi ngâm với 100 ml giấm gạo, sau chừng mươi ngày là dùng được, nếu để đủ 30 ngày thì càng tốt.
- Tỏi ngâm đường: lấy 50 g tỏi đem ngâm nước trong 7 ngày, mỗi ngày thay nước một lần, sau đó bóc bỏ vỏ rồi ngâm với muối một lúc cho chảy hết nước. Hòa 800 g đường trắng trong một cái liễn miệng nhỏ với lượng nước chín vừa đủ, đổ tỏi vào ngâm trong 1 tháng là có thể ăn được. Tỏi ngâm đường có vị mặn ngọt, mùi thơm rất thú vị.
Theo Đông y, tỏi vị cay, tính ấm, có công dụng hành khí trệ, làm ấm tỳ vị, giải độc và sát trùng. Do đó, nó thường được dùng để chữa các chứng bệnh như đầy bụng, chậm tiêu, rối loạn tiêu hóa, đau bụng do lạnh, phù thũng, tiêu chảy, bệnh lỵ, sốt rét, ho gà, mụn nhọt, đỉnh độc, viêm loét lâu liền, rụng tóc, nấm tóc, rắn cắn…
- Tỏi tươi: là dạng dễ dùng nhất, có thể ăn sống hoặc dầm vào nước chấm. Tỏi sống giúp tiêu diệt vi khuẩn trong khoang miệng. Mỗi ngày nên ăn 2 tép tỏi, nhiều hơn hoặc ít hơn một chút đều được. Tuy nhiên, ăn nhiều quá không có lợi vì dạ dày sẽ dễ bị kích thích và chất axilin có trong tỏi có thể gây ra chứng tan máu. Theo các nhà dinh dưỡng, mỗi ngày ăn khoảng 10 g tỏi là vô hại. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng kiếm được tỏi tươi và ăn tỏi tươi hay để lại mùi hôi, do đó người ta thường chế biến thành các dạng khác.
- Tỏi ngâm: có thể ngâm dấm hoặc ngâm đường. Trong môi trường axit, tác dụng của tỏi tăng gấp 4 lần nên dùng tỏi ngâm dấm là rất tốt. Cách chế biến: lấy 50 g tỏi tươi bóc vỏ rồi ngâm với 100 ml giấm gạo, sau chừng mươi ngày là dùng được, nếu để đủ 30 ngày thì càng tốt.
- Tỏi ngâm đường: lấy 50 g tỏi đem ngâm nước trong 7 ngày, mỗi ngày thay nước một lần, sau đó bóc bỏ vỏ rồi ngâm với muối một lúc cho chảy hết nước. Hòa 800 g đường trắng trong một cái liễn miệng nhỏ với lượng nước chín vừa đủ, đổ tỏi vào ngâm trong 1 tháng là có thể ăn được. Tỏi ngâm đường có vị mặn ngọt, mùi thơm rất thú vị.
Rượu tỏi: có nhiều cách chế rượu tỏi.
- Lấy 25 g tỏi bóc vỏ, giã nát rồi đem ngâm với 100 ml rượu trắng, bịt kín miệng bình, để chỗ thoáng mát, sau 7 ngày là có thể dùng được, mỗi ngày uống 1-2 lần, mỗi lần 25-30 ml.
- Dùng một cái bình miệng hẹp hoặc một vò rượu, đổ tỏi đã bóc vỏ vào đầy chừng 7/10 bình, xen kẽ với tỏi, rải từng lớp đường phèn đã đập vụn, rót rượu trắng vào cho ngập tỏi. Bịt kín miệng bình, để chỗ râm mát, sau 30 ngày là có thể dùng được, để càng lâu càng tốt, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 25ml.
- Lấy 25 g tỏi bóc vỏ, giã nát rồi đem ngâm với 100 ml rượu trắng, bịt kín miệng bình, để chỗ thoáng mát, sau 7 ngày là có thể dùng được, mỗi ngày uống 1-2 lần, mỗi lần 25-30 ml.
- Dùng một cái bình miệng hẹp hoặc một vò rượu, đổ tỏi đã bóc vỏ vào đầy chừng 7/10 bình, xen kẽ với tỏi, rải từng lớp đường phèn đã đập vụn, rót rượu trắng vào cho ngập tỏi. Bịt kín miệng bình, để chỗ râm mát, sau 30 ngày là có thể dùng được, để càng lâu càng tốt, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 25ml.
Trà tỏi: có thể chế biến theo 2 cách.
- Tỏi 15 g, sơn tra 30 g, thảo quyết minh 10 g. Tỏi bóc vỏ, rửa sạch, thái mỏng rồi đem hãm với nước sôi trong bình kín cùng với sơn tra và thảo quyết minh, sau 20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. Công dụng: hạ mỡ máu, chống béo phì, tiêu thực tích.
- Tỏi vỏ tím 10 g, kim ngân hoa 6 g, trà xanh 3 g, cam thảo 2 g. Tỏi bóc vỏ, giã nát rồi đem hãm với nước sôi trong bình kín cùng với kim ngân hoa, trà xanh và cam thảo, sau 15 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. Công dụng: thanh nhiệt giải độc, thanh nhiệt trừ thấp.
- Tỏi vỏ tím 10 g, kim ngân hoa 6 g, trà xanh 3 g, cam thảo 2 g. Tỏi bóc vỏ, giã nát rồi đem hãm với nước sôi trong bình kín cùng với kim ngân hoa, trà xanh và cam thảo, sau 15 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. Công dụng: thanh nhiệt giải độc, thanh nhiệt trừ thấp.
Tỏi và các món ăn – bài thuốc
- Tỏi 30 g, chim bồ câu 1 con. Chim bồ câu làm thịt, bỏ lông và nội tạng, rửa sạch cho vào bát cùng với tỏi đã bóc vỏ, cho đủ gia vị, chế thêm một chút rượu vang và nước trắng rồi đem hấp cách thủy, ăn nóng. Công dụng: bổ khí dưỡng huyết, ích tủy sinh tinh.
- Tỏi 50 g, thịt dê nạc 250 g. Thịt dê rửa sạch, thái miếng, ướp gia vị, tỏi bóc vỏ đập giập. Cho dầu thực vật vào chảo đun cho nóng già, bỏ thịt dê vào xào chín tái, bỏ tỏi và các gia vị vừa đủ đun thêm một lát là được, ăn nóng. Công dụng: ôn thận tráng dương, bổ khí sinh tinh.
- Tỏi 30 g, thịt yếm ba ba 250 g. Thịt yếm ba ba rửa sạch, cắt thành miếng bỏ vào đun sôi vài lần, vớt ra rồi đem rán qua, tỏi bóc bỏ vỏ, cho vào chảo rán qua cho có màu vàng non, tiếp đó cho thịt ba ba vào xào, chế thêm các gia vị như gừng, hành, muối, đường, một chút rượu và nước vừa đủ, dùng lửa nhỏ ninh trong 30 phút là được. Công dụng: tư âm bổ thận.
- Tỏi 100 g, dạ dày lợn 1 cái, sa nhân 3 g. Dạ dày lợn rửa sạch, cho sa nhân và tỏi đã bóc vỏ vào trong, lấy chỉ khâu lại, cho vào nồi, chế thêm rượu, muối và nước lượng vừa đủ rồi hầm cho đến khi chín nhừ là được, cho thêm một chút mì chính, ăn nóng. Công dụng: bổ hư nhược, kiện tỳ vị.
- Tỏi 50 g, thịt dê nạc 250 g. Thịt dê rửa sạch, thái miếng, ướp gia vị, tỏi bóc vỏ đập giập. Cho dầu thực vật vào chảo đun cho nóng già, bỏ thịt dê vào xào chín tái, bỏ tỏi và các gia vị vừa đủ đun thêm một lát là được, ăn nóng. Công dụng: ôn thận tráng dương, bổ khí sinh tinh.
- Tỏi 30 g, thịt yếm ba ba 250 g. Thịt yếm ba ba rửa sạch, cắt thành miếng bỏ vào đun sôi vài lần, vớt ra rồi đem rán qua, tỏi bóc bỏ vỏ, cho vào chảo rán qua cho có màu vàng non, tiếp đó cho thịt ba ba vào xào, chế thêm các gia vị như gừng, hành, muối, đường, một chút rượu và nước vừa đủ, dùng lửa nhỏ ninh trong 30 phút là được. Công dụng: tư âm bổ thận.
- Tỏi 100 g, dạ dày lợn 1 cái, sa nhân 3 g. Dạ dày lợn rửa sạch, cho sa nhân và tỏi đã bóc vỏ vào trong, lấy chỉ khâu lại, cho vào nồi, chế thêm rượu, muối và nước lượng vừa đủ rồi hầm cho đến khi chín nhừ là được, cho thêm một chút mì chính, ăn nóng. Công dụng: bổ hư nhược, kiện tỳ vị.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét